Câu hỏi: Ngành kinh tế số được
hiểu như thế nào? Xu hướng ngành kinh tế số ở Việt Nam và thế giới như thế nào?
Ra trường có dễ xin việc không?
Trả lời:
Hiểu
về ngành kinh tế số một cách đơn giản (theo nhóm cộng tác kinh tế số Oxford):
Kinh tế số là được hiểu đó là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên
công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet.
Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic,
tài chính ngân hàng, …) mà công nghệ số được áp dụng.
Xu hướng
phát triển ngành kinh tế số:
Phát triển kinh tế số được nhiều quốc gia xem
như là một xu thế tất yếu của cuộc CMCN 4.0. Phát triển kinh tế số được xác định
là một nội dung quan trọng của Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Thủ tướng
đã có Quyết định số 749/2020/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc
gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, theo đó, Việt Nam thuộc nhóm ít các
nước trên thế giới sớm ban hành chiến lược chuyển đổi số quốc gia, chiến lược về
một quốc gia số.
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn
thế giới, trở thành nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế và xã hội.
Có thể nói, nền kinh tế tương lai là nền kinh tế số.
Nhu cầu việc làm của ngành Kinh tế số:
Tại hội thảo “Kết nối trí thức trẻ phát triển
nguồn nhân lực số, nền kinh tế số quốc gia” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
phối hợp với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(tháng 11/2021)[1] các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính
sách cho biết Việt Nam đang thiếu hụt một lực lượng nhân lực lớn để phát triển
nền kinh tế số, chỉ tính riêng năm 2022 Việt Nam thiếu hụt 150 ngàn người. Phát
triển nguồn nhân lực được xác định là chìa khóa để chuyển đổi số thành công và
phát triển nền kinh tế quốc gia[2].
Theo Báo
cáo Tiềm năng kinh tế số của Việt Nam do Google công bố mới đây, xu hướng CMCN
lần thứ 4 thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia quá trình chuyển đổi số, điều đó có
thể làm mất 1/3 lượng việc làm hiện có, đồng thời có thể tạo ra việc làm mới với
những kỹ năng mới [3]. Vì vậy nguồn nhân lực am hiểu về kinh tế số vừa
là động lực để phát triển kinh tế quốc gia vừa là điều kiện cần để các bạn sinh
viên tốt nghiệp ra trường có khả năng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh và các tổ chức phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế hiện đại.
Vì vậy có
thể thấy tiềm năng về vị trí việc làm của sinh viên ngành Kinh tế số sau khi ra
trường là rất cao và phù hợp với xu hướng phát triển của quốc gia.
[1] Tham khảo bài viết
"Phát triển kinh tế số: Cần vượt qua thách thức nguồn nhân lực", tại
địa chỉ https://congthuong.vn/phat-trien-kinh-te-so-can-vuot-qua-thach-thuc-nguon-nhan-luc-168037.html
[2] Tham khảo bài “Phát
triển nguồn nhân lực: Chìa khóa để chuyển đổi số thành công”, tại địa chỉ https://www.mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/150402/Phat-trien-nguon-nhan-luc--Chia-khoa-de-chuyen-doi-so-thanh-cong.html
[3] Tham khảo bài viết "Nâng chất lượng nhân lực khai thác tiềm năng kinh tế số" tại địa chỉ https://baodauthau.vn/nang-chat-luong-nhan-luc-khai-thac-tiem-nang-kinh-te-so-post116098.html
0 comments:
Post a Comment