Khái niệm về Kinh tế số:
Theo nhóm cộng tác
kinh tế số Oxford, Kinh tế số là được hiểu đó là một nền kinh tế vận hành
chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành
thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao
thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng, …) mà công nghệ số được áp dụng.
R.Bukht và R. Heeks
đã đưa ra khái niệm tổng quan nhất về kinh tế số bằng cách đề ra hệ thống “Khung
khái niệm về Kinh tế số”. Khung khái niệm này nêu rõ phạm vi của Kinh tế số lõi
thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông (Core Digital Economy), Phạm vi
hẹp là Kinh tế số (Digital Economy) và phạm vi rộng Kinh tế số hoá (Digitalised
Economy). Trong đó (1) Kinh tế số lõi bao gồm chế tạo phần cứng, dịch vụ thông
tin, phần mềm và tư vấn công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT); (2) Kinh
tế số bổ sung dịch vụ số (Digital services) và kinh tế nền tảng (Platform
Economy) vào kinh tế số lõi. Hơn nữa, kinh tế số phạm vi hẹp còn bao gồm một bộ
phận của kinh tế chia sẻ (Sharing Economy), kinh tế gắn kết lỏng (Gig Economy);
(3) Kinh tế số hóa bổ sung kinh doanh điện tử, thương mại điện tử, công nghiệp
4.0 (Industry 4.0), nông nghiệp chính xác (Precision agriculture), kinh tế thuật
toán (Algorithmic Economy), phần còn lại của kinh tế chia sẻ, kinh tế gắn kết lỏng
vào kinh tế số.
Hình vẽ 1: Khái niệm
kinh tế số theo phạm vi [1]
Một cách tổng quát,
Kinh tế số là nền kinh tế sử dụng kiến thức, thông tin được số hóa để hướng dẫn,
nâng cao phân bổ nguồn lực, năng suất, mang lại tăng trưởng kinh tế chất lượng
cao. Một nền kinh tế trong đó bao gồm các mô hình kinh doanh và quản lý tạo ra
sản phẩm, dịch vụ số hoặc hỗ trợ cung cấp dịch vụ số cho chính phủ, doanh nghiệp
và người dân. Phát triển kinh tế số là sự hội tụ của nhiều công nghệ mới, như:
dữ liệu lớn, điện toán đám mây, Internet vạn vật - IOT, blockchain - Chuỗi khối,
Trí tuệ nhân tạo AI, mạng không dây 5G. Công nghệ mới cho phép con người xử lý
khối lượng công việc lớn, đưa ra quyết định thông minh hơn. Điều này cũng đồng
nghĩa với phân tích dữ liệu lớn tạo ra cấp độ mới trong phát triển kinh tế số.
Về bản chất, đây là
các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng
công nghệ số. Có thể thấy những ứng dụng của kinh tế số hàng ngày bao gồm:
thương mại điện tử xuyên biên giới, bán lẻ trực tuyến, đồng tiền số chung, nền
tảng công nghiệp số, học trực tuyến, khám bệnh trực tuyến, làm việc từ xa, vận
chuyển, giao nhận, quảng cáo trực tuyến… cũng được tích hợp công nghệ số để đáp
ứng nhu cầu thuận tiện cho con người.
Trong đó, có thể thấy
tính kết nối giữa các chủ thể và chu trình kinh tế nhờ vào các thành tựu của
công nghệ thông tin và Internet giúp kết nối hóa các nguồn lực, lược bỏ nhiều
khâu trung gian và tăng cơ hội tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu. Có thể dựa trên
khả năng kết nối thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận với cơ sở
dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá
công nghệ trên nhiều lĩnh vực.
[1] Rumana Bukht and Richard Heeks (2017). Defining, Conceptualising
and Measuring the Digital Economy. Paper No. 68, Centre for Development
Informatics, Global Development Institute, SEED
0 comments:
Post a Comment