Monday, February 20, 2023
Hỏi đáp tư vấn tuyển sinh ngành Kinh tế số
CÁC CÂU HỎI TƯ VẤN TUYỂN SINH PHỔ BIẾN
ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ SỐ
(CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VÀ KINH DOANH SỐ)
Câu hỏi |
Nội dung câu hỏi |
Trả lời |
B1 |
Ngành Kinh tế số được
hiểu như thế nào? |
|
B2 |
Sinh viên ngành
Kinh tế số được học những kiến thức gì? |
|
B3 |
Sinh viên tốt nghiệp
ngành Kinh tế và Kinh doanh số của Trường Đại học Thủy lợi có thể làm được những
công việc gì? |
|
B4 |
Tại sao nên học
ngành kinh tế số tại Trường Đại học Thủy lợi |
Trong trường hợp các bạn không thấy câu hỏi của mình ở trên, xin vui lòng đặt câu hỏi vào mục Comment tại bài viết này, hoặc qua các kênh liên hệ tư vấn tuyển sinh của Ngành Kinh tế và Kinh doanh số.
Để tìm hiểu sâu hơn về ngành em có thể vào nhóm tư vấn ngành Kinh tế số để được các thầy cô và anh chị hỗ trợ:
- Fanpage ngành KTS: http://bit.ly/fbkinhteso
- Trang thông tin ngành KTS: http://bit.ly/tskinhteso
- Nhóm zalo: http://bit.ly/zlkinhteso
- Nhóm FB: bit.ly/grkinhteso
#Daihocthuyloi #TLU #ThongTinTuyenSinh #TuVanTuyenSinh2023
#KhoaKinhtevaQuanLy #KhoaKinhtevaQuanLyTLU
#KinhTeSo #KinhTeSoTLU #KinhTeSoDHTL
Sunday, February 19, 2023
Thông báo tuyển sinh đại học chính quy năm 2023 (TLA)
Trường Đại học Thủy lợi thông báo dự kiến tuyển sinh trình độ
đại học hệ chính quy năm 2023 như sau:
Chỉ tiêu tuyển sinh một số ngành thuộc khoa Kinh tế và Quản lý
TT |
Mã
tuyển sinh |
Tên
ngành/Nhóm ngành |
Tổ
hợp xét tuyển |
Chỉ
tiêu |
1 |
TLA401 |
Kinh tế |
A00, A01,
D01, D07 |
180 |
2 |
TLA402 |
Quản trị kinh
doanh |
A00, A01,
D01, D07 |
180 |
3 |
TLA403 |
Kế toán |
A00, A01,
D01, D07 |
180 |
4 |
TLA404 |
Kinh tế xây dựng |
A00, A01,
D01, D07 |
210 |
5 |
TLA407 |
Logistics và
quản lý chuỗi cung ứng |
A00, A01,
D01, D07 |
180 |
6 |
TLA406 |
Quản trị dịch
vụ du lịch và lữ hành |
A00, A01,
D01, D07 |
180 |
7 |
TLA405 |
Thương mại điện
tử |
A00, A01,
D01, D07 |
110 |
8 |
TLA408 |
Tài chính –
Ngân hàng |
A00, A01,
D01, D07 |
110 |
9 |
TLA409 |
Kiểm toán |
A00, A01,
D01, D07 |
110 |
10 |
TLA410 |
Kinh tế số |
A00, A01,
D01, D07 |
100 |
Xem chi tiết tại đây: http://ts.tlu.edu.vn/tuy%E1%BB%83n-sinh-%C4%91h/thong-bao-tuyen-sinh-dai-hoc-chinh-quy-15527
Sinh viên Đại học Thủy lợi đạt giải cao trong cuộc thi Kinh doanh số toàn quốc 2022
Chung kết Cuộc thi sinh viên Tài năng kinh doanh số 2022 được tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh vào chiều tối ngày 22/12/2022.
Trong phút giây vinh quang được vinh danh Đội tuyển Five Star Nhóm 1 - Đại học Thủy lợi
Cuộc thi sinh viên Tài năng kinh doanh số 2022 đã thu hút sự quan tâm của nhiều trường đại học, doanh nghiệp thương mại điện tử, các tổ chức liên quan và đông đảo sinh viên cả nước.
Sau Vòng Sơ khảo, Hội đồng Giám khảo đã tuyển chọn 15 đội thi nổi bật trong số trên 200 đội thi lọt vào Vòng Chung khảo. Ngày 17/12/2022, các đội thi này đã bảo vệ kết quả trực tiếp hoặc trực tuyến trước Hội đồng.
Kết quả cuối cùng, 11 đội thi (11 dự án) xuất sắc nhất đã đạt giải, bao gồm một giải nhất, một giải nhì, ba giải ba và sáu giải khuyến khích. Đội tuyển Five Star Nhóm 1 - Đại học Thủy lợi đã xuất sắc giành được Giải Nhì duy nhất của cuộc thi và giành Giải thưởng Lazada awards với vị trí số 1.
Đội tuyển tham gia buổi gặp mặt và vinh danh tại Phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh
Cuộc thi Sinh viên Tài năng Kinh doanh số 2022 chính thức bắt đầu vào ngày đầu tiên của tháng 11 và kết thúc vào ngày 22/12/2022.
Cuộc thi này đánh dấu bước ngoặt của hoạt động đào tạo chính quy tại các trường đại học về thương mại điện tử và kinh doanh số ở nước ta.
Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp nổi bật trong lĩnh vực tiếp thị số và đầu tư khởi nghiệp như VinaLink, Acesstrade, Do Ventures hay BambuUp đã đồng hành, tư vấn hỗ trợ cho các đội thi trong suốt thời gian thi.
Gần 50 trường đại học với 210 đội thi đã tham gia cuộc thi này. Mỗi đội thi sẽ bao gồm từ hai tới năm sinh viên cùng một trường nhằm nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và năng lực khởi nghiệp kinh doanh.
Miền Bắc có nhiều trường và đội thi nhất với các con số tương ứng là 22 và 111. Tiếp đó là miền Nam với 15 trường và 86 đội thi. Toàn bộ miền Trung với nhiều trường đại học tại các trung tâm đào tạo lớn ở Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang hay Đà Lạt chỉ vỏn vẹn có 2 trường với 6 đội dự thi.
Bốn nội dung thi đã bao quát khá đầy đủ những thành phần cơ bản của thương mại điện tử, bao gồm bán sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trực tuyến, tiếp thị số, giải pháp công nghệ và ý tưởng kinh doanh số.
Cuộc thi đầu tiên này đã đạt được mục tiêu lớn nhất là tạo ra môi trường hấp dẫn để sinh viên các ngành thương mại điện tử và liên quan như tiếp thị số, kinh tế số, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin, logistics và quản lý chuỗi cung ứng vận dụng kiến thức từ nhà trường vào thực tiễn kinh doanh và khởi nghiệp sáng tạo.
Cuộc thi cũng đã kết nối được các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu tới đông đảo sinh viên trên phạm vi cả nước. Không chỉ là thực hiện trách nhiệm xã hội mà các doanh nghiệp này cũng có cơ hội để nắm bắt thực tế đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực, quảng bá giải pháp của mình tới đội ngũ nhân sự quan trọng cho lĩnh vực kinh doanh số trong giai đoạn tới.
Cuộc thi đã góp phần kết nối sinh viên và giảng viên các trường đại học, là cơ hội quý để thầy trò các trường giao lưu, học tập lẫn nhau.
Chung kết và trao giải Cuộc thi Sinh viên Tài năng Kinh doanh số 2022 là cơ hội vàng để các trường đại học cùng các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp liên quan tới kinh tế số và thương mại điện tử có được bức tranh toàn diện về đào tạo nguồn nhân lực chính quy cho lĩnh vực này ở nước ta./.
Link gốc: click here
Kết quả Chung cuộc
1. Giải nhất (1): Đội thi UITERS – Trường Đại học Công nghệ Thông tin – ĐH Quốc gia TP HCM: 50 triệu đồng tiền mặt
2. Giải nhì (1): Đội thi NHÓM 1 – ĐẠI HỌC THỦY LỢI – Trường Đại học Thủy lợi
3. Giải ba (3):
Đội thi SIVITALENT – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đội thi VER – Trường Đại học Kinh tế TP HCM
Đội thi DIGITHI – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
4. Giải khuyến khích (6):
Đội thi 9920 – Trường Đại học Quốc tế Miền Đông
Đội thi AGERA – Học viện Ngân hàng
Đội thi 519QTK – Trường Đại học Hòa Bình
Đội thi THE FIGHTER – Học viện Tài chính
Đội thi ECOMMERCE – PDU (Trường Đại học dân lập Phương Đông)
Đội thi DBLS – Trường Đại học Công nghệ TP HCM
5. Giải thưởng phụ
Đội thi được yêu thích nhất: đội thi UITERS đến từ trường Đại học Công nghệ Thông tin – ĐHQG TPHCM.
Giải thưởng Lazada awards thuộc về 3 đội thi:
NHÓM 1 – ĐẠI HỌC THỦY LỢI: Trường Đại học Thủy lợi
ECOMMERCE – PDU: Trường Đại học dân lập Phương Đông
519QTK: Trường Đại học Hoà Bình
Nguồn: https://vecomnet.vn/tong-ket-le-chung-ket-cuoc-thi-sinh-vien-tai-nang-kinh-doanh-so-2022/
Sinh viên chuyên ngành Kinh tế số có thể làm gì sau khi ra trường
Sau khi tốt nghiệp Ngành Kinh tế số - Chuyên ngành kinh tế và kinh doanh số, sinh viên có thể làm việc ở một trong những vị trí sau:
(1) Chuyên viên hoặc quản lý ở các vị trí có liên quan tới kinh tế và kinh doanh số tại các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương, như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, …
(2) Chuyên viên, nhà quản trị và lãnh đạo tiềm năng trong hoạch định chiến lược hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh số tại các tổ chức, doanh nghiệp, bao gồm các vị trí về thương mại điện tử, marketing số, kinh doanh số.
(3) Chuyên viên, nhà quản trị và lãnh đạo tiềm năng về xây dựng chiến lược, triển khai và quản trị hệ thống kinh doanh số tại các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp.
(4) Nghiên cứu viên, giảng viên, chuyên gia/ nhà lãnh đạo tiềm năng trong lĩnh vực giáo dục liên quan tới kinh tế số tại viện ngiên cứu hay cơ sở giáo dục đại học.
Nhu cầu nhân lực ngành Kinh tế số
Thị trường lao động Việt Nam có khoảng 75% lao động không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Đây là hạn chế lớn của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp thế hệ tiếp theo đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Chất lượng nguồn lao động chưa cao sẽ là rào cản ngăn cách cơ hội thích ứng và bắt kịp với các xu hướng công nghệ mới, các phương thức kinh doanh mới của thế giới. Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần tích cực đổi mới, triển khai các chính sách đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế (Nguồn: Tổng cục thống kê ).
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong quý II/2019, dân số nước ta đạt 96,2 triệu người, trong đó nam có 47.881.061 người (chiếm 49,8%) và nữ có 48.327.923 người (chiếm 50,2%). Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia, Philippines). Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính là 55,46 triệu người (chiếm hơn một nửa dân số với tỷ lệ 57,65%). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 76,21%. Từ những con số thống kê cụ thể cho thấy lực lượng lao động của Việt Nam khá dồi dào, sẵn sàng đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động nước ta đã có những cải thiện nhất định, song, nhìn chung chất lượng cung lao động còn thấp. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Quý II/2019, lực lượng lao động đã qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ chỉ chiếm 22,37% (lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 10,82%; cao đẳng chiếm 3,82%; trung cấp chiếm 4,65% và sơ cấp chiếm 3,08%). Số lượng lao động đã qua đào tạo chỉ bằng 1/3 Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore.
Theo dự báo 2022 - 2025, Việt Nam sẽ thiếu 150 ngàn nhân lực trong lĩnh vực CNTT và chuyển đổi số vì khi đó nhu cầu của Việt Nam cần 530 ngàn người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số .
Đại diện WB cho rằng Việt Nam muốn thành công trong quá trình chuyển đổi số cần phải tập trung nguồn lực nâng cao kỹ năng số của lực lượng lao động trong nước. Nếu không, Việt Nam sẽ thu được rất ít (hoặc không nhiều như mong đợi) thành công từ quá trình này vì nhiều người Việt Nam sẽ không thể tìm được việc làm .
Trong dự thảo của Bộ thông tin và truyền thông về Đề án “nâng cao nhận thức, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” chuẩn bị trình Thủ tướng phê duyệt đang đề xuất mục tiêu đến năm 2025: 100% các trường “Đại học số” hoàn thiện được mô hình tổ chức số, quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở và được đầu tư trang bị đồng bộ hạ tầng số, nền tảng công nghệ số, trang thiết bị học và thực hành sẵn sàng tuyển sinh và đào tạo nguồn nhân lực chuyển đổi số ; Mục tiêu Tuyển sinh, đào tạo được 5.000 kỹ sư, cử nhân chất lượng cao về các chuyên ngành công nghệ số, kinh tế số và xã hội số tại các trường “đại học số”. Có thể nói, hơn bao giờ hết công tác đào tạo nguồn nhân lực cho chuyển đổi số nói chung và kinh tế nói riêng đang được chú trọng hơn bao giờ hết.
Việc gắn chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo với chiến lược phát triển nguồn nhân lực và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên cả hai phương diện vĩ mô và vi mô. Có như vậy mới tạo ra sự hòa nhập giữa cung nhân lực với cầu nhân lực số của nền kinh tế, thị trường lao động cả về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu nhân lực và năng lực, phẩm chất.
Do vậy, tại Việt Nam hiện nay, tiềm năng phát triển của Kinh tế số trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, trong xu thế Chuyển đổi số của thời đại đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về đào tạo nguồn nhân lực đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng đối với các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học trong cả nước.
Mỗi một nền kinh tế đòi hỏi cần phải có một lực lượng sản xuất tương ứng về trình độ của nó, đặc biệt là nguồn nhân lực. Vì vậy, tương ứng với nền kinh tế số phải có nguồn nhân lực số để triển khai, tổ chức thực hiện và vận hành nó.
Có thể thấy đặc trưng của nguồn nhân lực số được thể hiện trên các phương diện như:
+ Có năng lực làm chủ các thiết bị công nghệ số trong quá trình tương tác của các hoạt động kinh tế.
+ Có khả năng thích ứng trong thời gian nhanh nhất với môi trường lao động và với tiến bộ khoa học công nghệ mới.
+ Có tác phong kỷ luật và đạo đức trong công việc.
+ Có khả năng tư duy đột phá trong công việc, hay còn gọi là tính sáng tạo. Đây được xem như điều kiện đủ và là tiêu chí đặc trưng của nguồn nhân lực số.
Theo Báo cáo Tiềm năng kinh tế số của Việt Nam do Google công bố mới đây, kinh tế số và chuyển đổi số có thể làm mất 1/3 lượng việc làm hiện có ở Việt Nam, đồng thời có thể tạo ra việc làm mới với những kỹ năng mới .
Bên cạnh đó theo thống kê, lĩnh vực nông nghiệp thu hút tới hơn 40% lao động trong nền kinh tế nhưng tỷ lệ có bằng cấp chỉ chiếm 6% (tương đương khoảng 4,2% số lao động trong lĩnh vực này); lao động có bằng cấp ở khu vực dịch vụ là hơn 70%, trong khi số lao động chỉ chiếm 34%; tỷ lệ lao động có bằng cấp trong các ngành công nghiệp, xây dựng chỉ có 20%. Đây là sự bất hợp lý và thách thức rất lớn trong quá trình phát triển và tái cơ cấu kinh tế .
Để thỏa mãn các phương diện trên nhất thiết đòi hỏi nguồn nhân lực số phải được đào tạo bài bản và liên tục được đào tạo bổ sung mới. Có thể thấy việc triển khai đào tạo Ngành Kinh tế số tại trường Đại học Thủy lợi tại thời điểm này là hoàn toàn chín muồi đáp ứng yêu cầu phát triển của Đất nước nói chung và Ngành Nông nghiệp nói riêng (Bộ ngành chủ quản của Trường) và nhu cầu học hỏi của người dân. Việc đào tạo nguồn nhân lực chuyển đổi số ở cấp Đại học góp phần tạo sự chuyển biến nhận thức của toàn xã hội về chuyển đổi số, kinh tế số trên mọi phương diện của cuộc sống; Việc triển khai ở cấp Đại học kết hợp đi đôi với thực tiễn, đặc thù của lĩnh vực kinh tế số sẽ cung cấp các nội dung đào tạo thiết thực, truyền đạt tính thực tiễn cao hiệu quả cho các sinh viên.
Kinh nghiệm của một số trường Đại học quốc tế và trong nước trong việc mở ngành Kinh tế số thường thiên về 2 xu hướng là đào tạo Cử nhân (Bachelor of Art) hoặc đào tạo Kỹ sư (Bachelor of Sciences). Với thiên hướng đào tạo về Cử nhân ngành Kinh tế số sẽ tập trung chuyên sâu về các mảng như kinh doanh, quản trị hoặc Phân tích dữ liệu. Đại học Thủy lợi đã mở đào tạo Ngành Kinh tế số - Chuyên ngành kinh tế và kinh doanh số nằm trong khoa Kinh tế và quản lý là phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục đào tạo quốc gia nói chung và trường Đại học Thủy lợi nói riêng.
Đào tạo Ngành Kinh tế số tại Đại học Thủy lợi
Phát triển kinh tế số được nhiều quốc gia xem như là một xu thế tất yếu của cuộc CMCN 4.0. Trong những năm gần đây, mô hình kinh tế số cũng đang rất phát triển tại Việt Nam, đóng góp rất lớn vào tốc độ phát triển kinh tế chung của cả nước.
Nhận thức tầm quan trọng của nền kinh tế số, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm, sớm có nhiều chủ trương, giải pháp thực hiện Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi sang nền kinh tế số. Các chủ trương này được thể hiện trong các văn bản như: Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 26/5/2016 về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về tăng cường năng lực tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0. Tháng 8/2018, Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử được thành lập do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp làm Chủ tịch Ủy ban; Nghị quyết số 52/NQ-TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; Nghị quyết số 52-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2025 nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt 20% GDP; Quyết định số 749/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Việt Nam thuộc nhóm ít các nước trên thế giới sớm ban hành chiến lược chuyển đổi số quốc gia, chiến lược về một quốc gia số. Với mục tiêu rất cao mà Chương trình đề ra, cần phải quyết liệt phấn đấu mới thực hiện được như: Đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; năm 2030 chiếm 30% GDP; 50% dân số có tài khoản thanh toán điện tử vào năm 2025 và đến năm 2030 là 80% dân số.
Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nhất trí thông qua Nghị quyết của Đại hội, khẳng định rõ, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, trở thành nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Có thể nói, nền kinh tế tương lai là nền kinh tế số. Để thành công trong nền kinh tế số, công tác đào tạo nhân lực đóng vai trò then chốt.
Để quá trình chuyển đối số thành công, công nghệ là yếu tố cần thiết, nhưng không thể thiếu quyết tâm và ý chí kết nối của con người. Nghiên cứu của Trung tâm lãnh đạo sáng tạo (Center for Creative Leadership) cho thấy 3 trong 5 yếu tố cản trở lớn nhất đối với chuyển đổi số đều xuất phát từ nguồn nhân lực. Gần 50% số người tham gia khảo sát của Vietnam Report cho rằng thách thức lớn thứ hai (chỉ sau thách thức về an ninh mạng) là sự thiếu hụt lực lượng lao động có kỹ thuật gây khó khăn cho quá trình chuyển đối số.
Mỗi nền kinh tế đòi hỏi một lực lượng sản xuất tương ứng về trình độ, đặc biệt là nguồn nhân lực. Nền kinh tế số (cùng với chính phủ số và xã hội số tạo nên 03 trụ cột của chuyển đổi số) cần có nguồn nhân lực số để triển khai, tổ chức thực hiện và vận hành nó. Có thể hiểu nguồn nhân lực số là tổng thể số lượng, chất lượng con người với tổng hòa các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức, tinh thần tạo nên năng lực mà nền kinh tế số cần huy động vào quá trình lao động, sáng tạo. Nền kinh tế số dựa trên các ứng dụng công nghệ số, phát triển dựa trên nền tảng tài nguyên tri thức... sẽ đòi hỏi nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về chuyên môn, đạo đức, có năng lực làm chủ công nghệ, có tính sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của công nghệ. Để đạt được mục tiêu trên, nguồn nhân lực số đòi hỏi phải được đào tạo bài bản và thường xuyên được tái đào tạo, bổ sung cập nhật kỹ năng.
Đặc trưng của nguồn nhân lực trong chuyển đổi số bao gồm: đủ năng lực làm chủ công nghệ số trong quá trình tương tác hoạt động; có khả năng thích ứng trong thời gian ngắn nhất với môi trường lao động và với tiến bộ khoa học công nghệ mới; có tác phong kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp; có khả năng tư duy đột phá trong công việc, còn gọi là tính sáng tạo. Do vậy, đào tạo chính quy dài hạn tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng trở thành “cứu cánh” cho nguồn nhân lực của chuyển đổi số nói chung và Kinh tế số nói riêng.
Khái niệm về Kinh tế số
Khái niệm về Kinh tế số:
Theo nhóm cộng tác
kinh tế số Oxford, Kinh tế số là được hiểu đó là một nền kinh tế vận hành
chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành
thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao
thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng, …) mà công nghệ số được áp dụng.
R.Bukht và R. Heeks
đã đưa ra khái niệm tổng quan nhất về kinh tế số bằng cách đề ra hệ thống “Khung
khái niệm về Kinh tế số”. Khung khái niệm này nêu rõ phạm vi của Kinh tế số lõi
thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông (Core Digital Economy), Phạm vi
hẹp là Kinh tế số (Digital Economy) và phạm vi rộng Kinh tế số hoá (Digitalised
Economy). Trong đó (1) Kinh tế số lõi bao gồm chế tạo phần cứng, dịch vụ thông
tin, phần mềm và tư vấn công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT); (2) Kinh
tế số bổ sung dịch vụ số (Digital services) và kinh tế nền tảng (Platform
Economy) vào kinh tế số lõi. Hơn nữa, kinh tế số phạm vi hẹp còn bao gồm một bộ
phận của kinh tế chia sẻ (Sharing Economy), kinh tế gắn kết lỏng (Gig Economy);
(3) Kinh tế số hóa bổ sung kinh doanh điện tử, thương mại điện tử, công nghiệp
4.0 (Industry 4.0), nông nghiệp chính xác (Precision agriculture), kinh tế thuật
toán (Algorithmic Economy), phần còn lại của kinh tế chia sẻ, kinh tế gắn kết lỏng
vào kinh tế số.
Hình vẽ 1: Khái niệm
kinh tế số theo phạm vi [1]
Một cách tổng quát,
Kinh tế số là nền kinh tế sử dụng kiến thức, thông tin được số hóa để hướng dẫn,
nâng cao phân bổ nguồn lực, năng suất, mang lại tăng trưởng kinh tế chất lượng
cao. Một nền kinh tế trong đó bao gồm các mô hình kinh doanh và quản lý tạo ra
sản phẩm, dịch vụ số hoặc hỗ trợ cung cấp dịch vụ số cho chính phủ, doanh nghiệp
và người dân. Phát triển kinh tế số là sự hội tụ của nhiều công nghệ mới, như:
dữ liệu lớn, điện toán đám mây, Internet vạn vật - IOT, blockchain - Chuỗi khối,
Trí tuệ nhân tạo AI, mạng không dây 5G. Công nghệ mới cho phép con người xử lý
khối lượng công việc lớn, đưa ra quyết định thông minh hơn. Điều này cũng đồng
nghĩa với phân tích dữ liệu lớn tạo ra cấp độ mới trong phát triển kinh tế số.
Về bản chất, đây là
các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng
công nghệ số. Có thể thấy những ứng dụng của kinh tế số hàng ngày bao gồm:
thương mại điện tử xuyên biên giới, bán lẻ trực tuyến, đồng tiền số chung, nền
tảng công nghiệp số, học trực tuyến, khám bệnh trực tuyến, làm việc từ xa, vận
chuyển, giao nhận, quảng cáo trực tuyến… cũng được tích hợp công nghệ số để đáp
ứng nhu cầu thuận tiện cho con người.
Trong đó, có thể thấy
tính kết nối giữa các chủ thể và chu trình kinh tế nhờ vào các thành tựu của
công nghệ thông tin và Internet giúp kết nối hóa các nguồn lực, lược bỏ nhiều
khâu trung gian và tăng cơ hội tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu. Có thể dựa trên
khả năng kết nối thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận với cơ sở
dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá
công nghệ trên nhiều lĩnh vực.
[1] Rumana Bukht and Richard Heeks (2017). Defining, Conceptualising
and Measuring the Digital Economy. Paper No. 68, Centre for Development
Informatics, Global Development Institute, SEED
Thông tin về Trường Đại học Thủy lợi
Trường Đại học Thuỷ lợi được thành lập năm 1959, Nhà trường đã có bề dày thành tích trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất góp phần cho sự nghiệp phát triển bền vững của Đất nước. Quá trình phát triển của nhà trường như sau:
Thời kỳ 1959-1975:
Tháng 01 năm 1959, Bộ Thủy lợi trình Chính phủ xây dựng Học viện Thủy lợi. Tháng 7 năm 1959 Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng chính thức thông qua quy hoạch xây dựng Học viện Thủy lợi, cùng năm đó Chính phủ ra quyết định thành lập Học viện Thủy lợi, tiền thân của Trường Đại học Thủy lợi ngày nay với ba nhiệm vụ: Đào tạo kỹ sư, kỹ thuật viên và nghiên cứu khoa học. Khi được thành lập đội ngũ cán bộ giảng dạy của nhà trường có 25 người vừa mới tốt nghiệp đại học. Với sự giúp đỡ của một số chuyên gia của Học viện Thủy lợi điện lực Vũ Hán (Trung Quốc), chương trình và kế hoạch được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của Liên Xô và Trung Quốc với số lượng chỉ tiêu tuyển sinh khoảng 100 sinh viên và tăng lên 400 sinh viên chính quy và hơn 100 sinh viên tại chức, chuyên tu mỗi khóa vào năm 1974. Ngành nghề được tiếp tục phát triển, số ngành của Nhà trường là 6 ngành: Thủy công, Thủy nông, Thủy văn, Thủy điện, Cơ khí thủy lợi và Thi công.
Thời kỳ 1975-1985:
Công tác nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất thời kỳ này phát triển mạnh mẽ. Các nhà khoa học của trường đã hoàn thành nhiều đề tài cấp Nhà nước, những chương trình nghiên cứu trọng điểm quốc gia. Nhà trường chú trọng đến hợp tác quốc tế với các trường trên Thế giới ở Liên xô, các nước Đông Âu, Lào, Ấn Độ, Hà Lan..., phát triển đội ngũ giảng viên, số giảng viên có trình độ tiến sĩ 50 người, có 1 giáo sư và 25 phó giáo sư. Song song với phát triển đào tạo đại học, quy mô đào tạo sau đại học được mở rộng. Năm 1979 trường được công nhận chính thức là cơ sở đào tạo sau đại học, đánh giá một bước chuyển biến về chất của Nhà trường.
Thời kỳ 1986 – 2004:
Đây là thời kỳ Trường Đại học Thủy lợi vững bước đi lên trong đổi mới và hội nhập quốc tế, phát triển toàn diện và thành công to lớn. Với tinh thần chủ động sáng tạo và quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, công nhân viên Trường Đại học Thủy lợi đã từng hoàn thành những mục tiêu đặt ra thể hiện những kết quả nổi bật. Đến năm 2004, Nhà trường xây dựng được một hệ thống ngành nghề hoàn chỉnh gồm 9 ngành đào tạo đại học với 20 chuyên ngành phủ kín các lĩnh vực của Kỹ thuật Tài nguyên nước. Nhiều ngành mới như Kỹ thuật hạ tầng, Cấp thoát nước, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật bờ biển được chiêu sinh và đào tạo. Khung chương trình đào tạo đại học được rút ngắn xuống còn 270 đơn vị học trình, đề cương chi tiết môn học đã được xây dựng và phê duyệt. Chương trình đào tạo mới được Bộ Giáo dục và đào tạo thông qua và bắt đầu thực hiện từ năm học 2004-2005.
Song song với việc phát triển công tác đào tạo nhà trường cũng đã dành được nhiều thành tựu to lớn trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phục vụ sản suất và hợp tác Quốc tế.
Thời kỳ 2005 đến nay:
Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào kinh tế thế giới, từ giữa năm 2005, Trường Đại học Thủy lợi đã bắt đầu nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2006-2020 và tầm nhìn 2030 với tinh thần đổi mới triệt để để hội nhập và phát triển. Chiến lược phát triển Trường Đại học Thủy lợi giai đoạn 2006-2020 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và bắt đầu thực hiện giữa năm 2006. Toàn bộ tên ngành học và chương trình đào tạo của Nhà trường được đổi mới dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham khảo các chương trình đào tạo của Hoa Kỳ và một số nước tiên tiến trên Thế giới.
Các chương trình đào tạo được xây dựng với 145 tín chỉ, thời gian đào tạo 4,5 năm, nhằm mục tiêu lấy người học làm trung tâm của quá trình đào tạo. Chương trình mới cũng đặc biệt quan tâm đến rèn luyện kỹ năng và năng lực sáng nghiệp cho người học. Toàn bộ giáo trình, tài liệu cũng được đổi mới cho phù hợp với nội dung chương trình đào tạo mới. Đến nay Trường đã nhập khẩu hơn 1.000 đầu sách giáo trình và tài liệu tham khảo tiếng Anh (chủ yếu từ Mỹ), biên dịch và sử dụng làm giáo trình cho các chương trình đào tạo chính thức của Trường. Hầu hết các khâu trong quy trình quản lý đào tạo đã được tin học hóa trên nền mạng Internet, giúp tạo sự thống nhất và tiện lợi cho việc học tập của sinh viên và việc quản lý đào tạo của các bộ phận nghiệp vụ ở mọi cơ sở đào tạo của Trường.
Ngoài các ngành đào tạo truyền thống có thế mạnh của nhà trường, đến năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định giao nhiệm vụ cho trường đào tạo Chương trình tiên tiến ngành Kỹ thuật tài nguyên nước giảng dạy bằng tiếng Anh, hợp tác với Đại học Bang Colorado (Hoa Kỳ).
Từ 2014, Nhà trường đã triển khai đánh giá chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN). Nhà trường đã chuẩn bị triển khai đánh giá kiểm định hầu hết các chương trình đào tạo hiện có. Trường đã đăng ký và được chấp thuận làm quan sát viên của mạng lưới AUN.
Trên cơ sở định hướng phát triển nguồn nhân lực của đất nước kết hợp cơ sở vật chất khang trang hiện đại và với đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm chuyên sâu và hầu hết được đào tạo từ các nước tiên tiến như Hà Lan, Pháp, Đức, Nhật bản, Ý, Singapore, ... Nhà trường đã đào tạo gần 40.000 kỹ sư, 1.300 cử nhân cao đẳng, 5.000 thạc sĩ và 150 tiến sĩ ở các lĩnh vực khác nhau. Quy mô đào tạo của Nhà trường với hơn 15.000 sinh viên đại học, 1.200 học viên cao học và gần 100 nghiên cứu sinh đang theo học tại trường. Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Trường Đại học Thủy lợi đã chủ động mở rộng ngành nghề và quy mô đào tạo trên cơ sở đảm bảo chất lượng và xu thế hội nhập Quốc tế. Quy mô tuyển sinh chính quy hàng năm với 5.000 - 6.000 sinh viên đại học, 500 - 600 học viên cao học và 10 - 20 nghiên cứu sinh. Trong phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho từng ngành, Nhà trường rất chú trọng đến nhu cầu sử dụng người lao động, đặc điểm kinh tế xã hội nên 90% sinh viên sau khi tốt ghiệp đều có việc làm ổn định.
Sứ mệnh: Trường Đại học Thuỷ lợi là trường đại học công lập
có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, phát triển
và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong các ngành khoa học, kỹ thuật, kinh tế
và quản lý, đặc biệt trong lĩnh vực thuỷ lợi, môi trường, phòng chống và giảm
nhẹ thiên tai; góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
và phát triển bền vững Tổ quốc Việt Nam.
Tầm nhìn: Trường Đại học Thuỷ lợi là trường đại học số 1
trong lĩnh vực thuỷ lợi, thuỷ điện, tài nguyên, môi trường, phòng chống và giảm
nhẹ thiên tai; phấn đấu là một trong các trường đại học đa ngành hàng đầu của
Việt Nam, có năng lực hội nhập cao với hệ thống giáo dục đại học khu vực và quốc
tế.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay,
trong xu thế chuyển đổi số của toàn cầu, có thể thấy việc mở ngành đào tạo Kinh
tế số nhắm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực kinh tế trong quá
trình chuyển đổi số thời gian tới là hoàn toàn phù hợp với sứ mệnh, tầm nhìn và
chiến lược phát triển của trường hướng đến đa ngành, đa lĩnh vực phù hợp với xu
thế chung phát triển trong nước và quốc tế.
Xu hướng phát triển của Kinh tế số
Câu hỏi: Ngành kinh tế số được
hiểu như thế nào? Xu hướng ngành kinh tế số ở Việt Nam và thế giới như thế nào?
Ra trường có dễ xin việc không?
Trả lời:
Hiểu
về ngành kinh tế số một cách đơn giản (theo nhóm cộng tác kinh tế số Oxford):
Kinh tế số là được hiểu đó là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên
công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet.
Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic,
tài chính ngân hàng, …) mà công nghệ số được áp dụng.
Xu hướng
phát triển ngành kinh tế số:
Phát triển kinh tế số được nhiều quốc gia xem
như là một xu thế tất yếu của cuộc CMCN 4.0. Phát triển kinh tế số được xác định
là một nội dung quan trọng của Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Thủ tướng
đã có Quyết định số 749/2020/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc
gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, theo đó, Việt Nam thuộc nhóm ít các
nước trên thế giới sớm ban hành chiến lược chuyển đổi số quốc gia, chiến lược về
một quốc gia số.
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn
thế giới, trở thành nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế và xã hội.
Có thể nói, nền kinh tế tương lai là nền kinh tế số.
Nhu cầu việc làm của ngành Kinh tế số:
Tại hội thảo “Kết nối trí thức trẻ phát triển
nguồn nhân lực số, nền kinh tế số quốc gia” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
phối hợp với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(tháng 11/2021)[1] các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính
sách cho biết Việt Nam đang thiếu hụt một lực lượng nhân lực lớn để phát triển
nền kinh tế số, chỉ tính riêng năm 2022 Việt Nam thiếu hụt 150 ngàn người. Phát
triển nguồn nhân lực được xác định là chìa khóa để chuyển đổi số thành công và
phát triển nền kinh tế quốc gia[2].
Theo Báo
cáo Tiềm năng kinh tế số của Việt Nam do Google công bố mới đây, xu hướng CMCN
lần thứ 4 thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia quá trình chuyển đổi số, điều đó có
thể làm mất 1/3 lượng việc làm hiện có, đồng thời có thể tạo ra việc làm mới với
những kỹ năng mới [3]. Vì vậy nguồn nhân lực am hiểu về kinh tế số vừa
là động lực để phát triển kinh tế quốc gia vừa là điều kiện cần để các bạn sinh
viên tốt nghiệp ra trường có khả năng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh và các tổ chức phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế hiện đại.
Vì vậy có
thể thấy tiềm năng về vị trí việc làm của sinh viên ngành Kinh tế số sau khi ra
trường là rất cao và phù hợp với xu hướng phát triển của quốc gia.
[1] Tham khảo bài viết
"Phát triển kinh tế số: Cần vượt qua thách thức nguồn nhân lực", tại
địa chỉ https://congthuong.vn/phat-trien-kinh-te-so-can-vuot-qua-thach-thuc-nguon-nhan-luc-168037.html
[2] Tham khảo bài “Phát
triển nguồn nhân lực: Chìa khóa để chuyển đổi số thành công”, tại địa chỉ https://www.mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/150402/Phat-trien-nguon-nhan-luc--Chia-khoa-de-chuyen-doi-so-thanh-cong.html
[3] Tham khảo bài viết "Nâng chất lượng nhân lực khai thác tiềm năng kinh tế số" tại địa chỉ https://baodauthau.vn/nang-chat-luong-nhan-luc-khai-thac-tiem-nang-kinh-te-so-post116098.html